Tổng hợp 5 mô hình kinh doanh trên sàn thương mại điện tử phổ biến

Rate this post

Sàn thương mại điện tử (TMĐT) đang rất phát triển ở Việt Nam. Rất nhiều người kinh doanh muốn bắt đầu lấn sân sang sàn TMĐT. Tìm hiểu chi tiết các mô hình kinh doanh trên sàn TMĐT. Sẽ giúp bạn hiểu hơn về các mô hình này và lựa chọn mô hình phù hợp cho mình. Cùng Bindi tìm hiểu top 5 mô hình kinh doanh trên sàn thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay.

Mô hình kinh doanh trên sàn thương mại điện tử cho cá nhân

Mô hình Dropshipping

Dropshipping ngày càng được nhiều người biết đến và lựa chọn. Mô hình này khắc phục được tình trạng khó khăn trong việc quản lý hàng tồn kho. Vì mô hình này cho phép người bán vận hình cửa hàng trực tuyến của mình mà không cần sở hữu sản phẩm, quản lý tồn kho, vận chuyển đến khách hàng. Việc của bạn là chỉ cần tìm khách đặt hàng, sẽ có đơn vị lo chuẩn bị hàng và vận chuyển hàng cho bạn. Từ đó ăn hoa hồng từ các đơn giao thành công này. 

Mô hình này thích hợp với những người mới bắt đầu kinh doanh, chưa có vốn nhiều. Muốn trải nghiệm và tìm cách marketing bán hàng mà không cần sở hữu sản phẩm. Bạn nên tìm đến các shop có nhận Drop uy tín. Thỏa thuận về giá, phần trăm hoa hồng rõ ràng rồi mới nhận ảnh sản phẩm để đăng lên shop bạn. Tuy nhiên nhược điểm của mô hình này chính là bạn không chủ động được về giá, phải phụ thuộc nhiều vấn đề vào shop drop bạn đăng ký.

mô hình kinh doanh trên sàn thương mại điện tử 1
Mô hình Dropshipping

Xem thêm: Templates Shopee là gì ? Tại sao nên sử dụng Templates Shopee ?

Bán hàng order

Bán hàng order cũng là một mô hình kinh doanh trên sàn thương mại điện tử phát triển. Đây cũng là mô hình giúp bạn không cần quản lý và lo lắng về hàng tồn kho cũng như vốn kinh doanh. Bạn đăng sản phẩm trước, sau đó khách hàng đặt thì bạn mới tiến hành đặt mua sản phẩm từ nhà cung cấp và chuyển hàng cho khách hàng.

Bạn có thể làm theo cách sau. Tìm nguồn hàng, sản phẩm đẹp tại các trang Taobao, 1688,… sau đó xây dựng, trang trí gian hàng thật bắt mắt. Rồi đăng sản phẩm lên. Tận dụng các mạng xã hội khác như Facebook, Tiktok để đẩy khách hàng về sàn TMĐT có đăng sản phẩm của bạn. Lưu ý nên nói rõ với khách hàng cần thời gian dài hơn để có thể order hàng và giao hàng cho khách tránh phản hồi không tốt. 

mô hình kinh doanh trên sàn thương mại điện tử
Bán hàng order

Ngoài những ưu điểm không tốn chi phí ôm hàng, tồn kho mô hình này cũng gặp vài bất cập:

  • Phụ thuộc vào đơn vị bạn order,không may giao hàng chậm hay đơn hàng không thể thông quan bạn sẽ bị chậm trễ việc giao hàng cho khách hàng. Ảnh hưởng đến uy tín shop trên sàn TMĐT. 
  • Thường bạn phải đợi gom hàng của nhiều khách order một lần để đỡ tốn ship.
  • Nhận được hàng mới bắt đầu kiểm tra, phân loại từ đầu khó quản lý số lượng từng mặt hàng.
  • Nguy cơ khách bom hàng vì đợi hàng quá lâu

Tự nhập hàng kinh doanh

Nếu bạn không muốn bị phụ thuộc vào đơn vị cung cấp như hai mô hình trên thì mô hình kinh doanh trên sàn thương mại điện tử này dành cho bạn.Mô hình tự nhập hàng kinh doanh giúp bạn chủ động về giá, có lời nhiều hơn, không bị trễ hàng giao cho khách. Bạn cần tìm hiểu và có được đơn vị cho đặt hàng giá rẻ, uy tín, đặt số lương không quá nhiều.

Tuy nhiên nhược điểm của mô hình này vẫn là cần có nhiều vốn, rủi ro quản lý hàng tồn kho, thị trường, mặt hàng trend,…

Xem thêm: Dịch vụ trang trí gian hàng Lazada tăng tỷ lệ chuyển đổi

Mô hình dành cho doanh nghiệp

Nhà phân phối

Hiện nay mô hình nhà phân phối cũng rất phổ biến. Khi bạn đăng ký là nhà phân phối của nhãn hàng nào đó bạn sẽ có được chứng nhận đại lý. Từ đó có căn cứ, giấy tờ để xét duyệt bạn trở thành shop Mall hoặc đăng ký shop ở Tiki. Từ đó giúp mở rộng được nhiều kênh bán hàng, có nhiều cơ hội kinh doanh. Mô hình này bạn cần dựa vào uy tín của brand có sẵn để kinh doanh nên bạn cần chọn brand lớn, có uy tín. 

Nhược điểm là bạn sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh. Có thể là những đối tác, nhà phân phối các của brand đó, hoặc chính brand đó. Từ đó chia nhỏ thị trường, cạnh tranh về giá, ưu đãi,…

mô hình kinh doanh trên sàn thương mại điện tử 2
Mô hình dành cho doanh nghiệp nhà phân phối

Mô hình nhà sản xuất

Đây là mô hình kinh doanh trên sàn thương mại điện tử cạnh tranh và kén nhất. Không phải ai cũng có đủ vốn, nguồn lực và khả năng duy trì mô hình này. Mô hình nhà sản xuất dành cho những cá mập trên thị trường. Phải lo từ nguyên liệu đầu vào, đến khâu sản xuất và cả đầu ra sản phẩm những đơn vị nào sẽ nhập hàng. Bạn có thể đăng ký sở hữu trí tuệ, độc quyền sản phẩm. Từ đó đăng ký shop Mall tại các sàn. Do vậy mô hình này đòi hỏi một công ty lớn có đủ quyền hành và khả năng thực hiện. Tối ưu được chi phí và chủ động giá sản phẩm trên các sàn.

Tất nhiên mô hình này cũng có nhược điểm lớn là cần nguồn lực mạnh, chi phí lớn. Rủi ro tồn hàng cao. Các vấn đề về marketing bạn phải đẩy mạnh.

Với những thông tin bên trên về mô hình kinh doanh trên sàn thương mại điện tử hi vọng có ích với bạn. Tùy theo từng nhu cầu và khả năng mà bạn có thể chọn được mô hình phù hợp với mình. Tham khảo thêm những kiến thức về kinh doanh online tại website của Bindi. Chúng tôi còn cung cấp mọi dịch vụ liên quan đến thiết kế, template sàn TMĐT. Liên hệ ngay để được hỗ trợ qua Hotline 0938.657.996 hoặc tại đây.

Trả lời